Ngày và đêm ở hai cực của Trái Đất


CHUYỆN VỀ NGÀY VÀ ĐÊM Ở HAI CỰC CỦA TRÁI ĐẤT

Ở cực Bắc và cực Nam của Trái Đất mỗi năm có nửa năm là ban ngày, nửa năm là ban đêm. Tình trạng ban ngày và ban đêm kéo dài liền một mạch mấy tháng như thế, trong thiên văn học gọi là ngày cực và đêm cực.


Ngày cực và đêm cực xuất hiện là do khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời có hơi nghiêng. Trục tự quay của Trái Đất không phải là thẳng góc mà là cắt với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời với một góc nghiêng là 66,50. Trong hai ngày xuân phân và thu phân hàng năm, Mặt Trời chiếu thẳng xuống xích đạo, theo sự dịch chuyển của Trái Đất, trong khoảng thời gian từ xuân phân đến thu phân, điểm chiếu thẳng của Mặt Trời nằm trên bán cầu Bắc, cực Bắc luôn có ánh sáng Mặt Trời còn cực Nam thì lại luôn đen tối. Tiếp đến là khoảng thời gian từ thu phân đến xuân phân tình hình lại ngược lại.

(Nguồn: Thiết kế bài giảng Tự nhiên và Xã hội 3 - tập 2, Nguyễn Trại chủ biên)